Bí quyết "nhỏ mà không nhỏ" giúp bé tăng chiều cao cực nhanh

Giả sử nếu hai Vợ Chồng đều có chiều cao khiêm tốn, đừng vội nản lòng mà không tìm cách cải thiện chiều cao cho con mình.

Có một chiều cao vượt trội là mơ ước mà mọi cha mẹ dành cho con cái mình. Nhưng có nhiều bậc cha mẹ rất băn khoăn vì bản thân sở hữu một chiều cao khiêm tốn không biết thế hệ con cái có cải thiện được hạn chế này hay không? 

 

Hơn nữa, để phát triển chiều cao tối đa không đơn giản chỉ là uống nhiều sữa, canxi mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Gần như 80% các bố mẹ chưa biết cách tận dụng những ưu thế về dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để thúc đẩy chiều cao cho con mình.

 

1. Cha mẹ "lùn", con có thể cao được không?

Theo các nhà khoa học, việc phát triển chiều cao của con người phụ thuộc chính vào 3 yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.

Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ khoảng 23%. còn lại là dinh dưỡng (32%) và rèn luyện thể chất (20%). Các yếu tố khác đi kèm để quyết định chiều cao một con người gồm có tình trạng sức khỏe, giấc ngủ, môi trường xã hội...

Nhìn vào tỷ lệ sinh học quyết định chiều cao, có thể thấy yếu tố di truyền chỉ chiếm một phần, phần lớn còn lại là những yếu tố mà con người có thể can thiệp được.

Vì vậy, nếu bạn có chiều cao khiêm tốn, đừng vội nản lòng mà không tìm cách cải thiện chiều cao cho con mình.

2. Bí quyết thúc đẩy chiều cao cho trẻ:

Muốn trẻ phát triển chiều cao vượt trội, ngoài việc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý làm tốt những điều sau:

- Tăng cường hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn giúp chúng nhận được nhiều vitamin D tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Điều này giúp trẻ phát triển chiều cao.

1 giờ mỗi ngày là số thời gian bạn nên cho trẻ vui chơi dưới ánh nắng mặt trời.

- Cho trẻ chơi thể thao: Những môn thể thao như cầu lông, bơi lội, bóng rổ, nhảy cao rất có lợi cho việc phát triển chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ khi trẻ chưa đủ 18 tuổi thì không nên cho tập tạ vì bộ môn này có thể khiến trẻ lùn đi.

- Đi ngủ càng sớm càng tốt: Theo các nhà nghiên cứu, hormone tăng trưởng thường tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22h đến 24h. Hãy chú ý cho trẻ ngủ sớm trước 22h để trẻ nhận được nhiều hormone tăng trưởng nhất.

- Hạn chế cho trẻ ngồi xổm: Khi ngồi xổm, chân ở trong trạng thái bị uốn cong, đồng thời các cơ đè lên nhau ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển chiều cao.

 

 

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng